Trong thời gian du học tại Nhật Bản nhiều bạn sinh viên chắc chắn sẽ không thoát khỏi cảnh nhớ gia đình. Tuy nhiên du học không thể cứ muốn về thăm nhà là có thể đi được vì chắc chắn bạn sẽ bận học nhiều và tất nhiên chi phí đi lại cũng không hề nhỏ. Vậy chỉ còn cách là người thân sang Nhật để thăm. Còn cách thức như thế nào thì sẽ có hướng dẫn bên dưới đây.
Visa thăm thân nhân tại Nhật Bản
Thời hạn visa: 90 ngày.
Số lần nhập cảnh: 1 lần.
Điều kiện để làm visa thăm thân Nhật Bản: Có mục đích thăm người thân họ hàng (có quan hệ 3 đời)/ bạn bè đang học tập, sinh sống & làm việc hợp pháp tại Nhật Bản. Người muốn sang Nhật phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống & làm việc hợp pháp tại Việt Nam (có giấy phép lao động và thẻ tạm trú)
Hồ sơ xin visa thăm thân nhân (Đối với người thân)
- Chứng minh thân nhân
- Hộ chiếu (còn hạn 6 tháng tính từ ngày khởi hành)
- Tờ khai xin visa Nhật Bản (ghi rõ ngày xin visa & có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)
- 01 ảnh 4,5 x 4,5 cm
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, bản sao Sổ hộ khẩu)
- Chứng minh công việc
- Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm (mẫu theo file đính kèm)
- Bảng lương 3 tháng gần nhất (hoặc các nguồn thu nhập được cơ quan có thẩm quyền cấp) (mẫu bảng lương theo file đính kèm)
- Đơn xin nghỉ phép để đi thăm thân (nếu đang đi làm)
- Chứng minh tài chính
- Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng trị giá trên 150.000.000 VNĐ (mỗi người)
- Sao y sổ đỏ và giấy tờ xe ô tô (nếu có)
Hồ sơ xin visa thăm thân nhân (Đối với du học sinh)
- Giấy lý do mời (mẫu theo file đính kèm)
- Nếu bạn là người lo liệu chi phí cho người thân sang Nhật thì cần cung cấp thêm: Giấy chứng nhận bảo lãnh (mẫu theo file đính kèm); Một trong những giấy tờ sau liên quan (Giấy chứng nhận thu nhập / Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng / Bản sao Giấy đăng ký nộp thuế / Giấy chứng nhận nộp thuế có ghi rõ tổng thu nhập, do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp). Phiếu công dân (bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)
Quy trình nộp hồ sơ thăm người thân ở Nhật
Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam nộp hồ sơ tại: Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc nộp hồ sơ tại: Đại sứ quán Nhật Bản tại 27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ 8:30 đến 11:30 các sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ).
Các bước nộp hồ sơ như sau:
- Xếp hàng tại cổng ĐSQ, chờ tới giờ làm việc, xuất trình CMND và hồ sơ;
- Vào bên trong, ấn nút, lấy số để nộp;
- Chờ đến lượt nộp hồ sơ;
- Bạn sẽ nhận được “Biên nhận hồ sơ” nếu bộ hồ sơ bạn chuẩn bị đầy đủ và được Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán thụ lý. Nếu không đầy đủ, bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm “Bản danh sách những giấy tờ còn thiếu cần bổ sung” bằng song ngữ Nhật-Việt để chuẩn bị lại
Một số lưu ý:
- Đại sứ quán Nhật Bản không chấp nhận bảng xác nhận thu nhập cho công ty cấp. Nếu không xuất trình được các hồ sơ nói trên thì phải xuất trình bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng tài khoản trong vòng 6 tháng gần nhất. Giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng người xin visa đứng tên.
- Trong giấy gốc lý do mời không được ghi chung chung như “Thăm thân nhân” mà phải ghi rõ quá trình hoạt động khi người thân sang nhật và các nơi viếng thăm.
- Hồ sơ bằng tiếng Việt và không cần phải dịch thuật.
Du học Nhật Bản không thể thoát khỏi nỗi nhớ gia đình, nếu bạn không thể về thăm người thân thì bạn nên tìm hiểu các thông tin về “đưa người thân sang Nhật Bản thăm trong thời gian du học” và đây cũng chính là điều cần biết khi đi du học Nhật Bản mà bất kỳ ai cũng cần nắm.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu Bí kíp giúp du học sinh vượt qua nỗi nhớ nhà khi đi du học Nhật Bản